TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP MẦM XANH
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU TỰ KỶ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ
 
Từ năm 1980 đến nay, tỉ lệ mắc tự kỷ ngày càng tăng. Tại Trung Quốc, ở trẻ 2-6 tuổi, tỉ lệ mắc tự kỷ là 11/10.000. Ở Hồng Kông từ năm 2001–2005, tỉ lệ mắc tự kỷ ở nhóm dưới 5 tuổi là 7.9/10.000.
Nhìn chung tỉ lệ tự kỷ đã tăng dần lên, khoảng 25/10.000 ở trẻ dưới 5 tuổi.  Ở VN, ước tính có trên 160.000 trẻ mắc bệnh
 
Dưới đây là cách nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ theo từng giai đoạn:

Mới sinh đến 6 tháng tuổi:

• Dễ nổi giận, dễ trầm cảm.
• Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ.
• Không có những âm thanh bi bô.
• Thiếu nụ cười giao tiếp.
• Thiếu giao tiếp bằng mắt.
• Không có phản ứng khi được kích thích.
• Phát triển vận động có thể bình thường.

Từ 6 - 24 tháng

• Không thích âu yếm, cơ thể có thể mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm.
• Không thân thiện với cha mẹ.
• Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại.
• Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản (“Ú à”, "Bye-bye").
• Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ.
• Dường như không quan tâm đến các đồ chơi của trẻ em.
• Thích nhìn ngắm các bàn tay của mình.
• Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng.
• Thích đi kiễng chân – đi bằng 5 đầu ngón chân.
• Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa.

Từ 2 đến 3 tuổi

• Thích chơi một mình, không kết bạn, tránh giao tiếp.
• Không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi. 
• Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo.
• Coi người khác như một công cụ - kéo tay người khác khi muốn yêu cầu.
• Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn.
• Sử dụng đồ chơi không thích hợp.
• Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường, đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ.
• Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn.
• Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không 
đồng ý.
• Tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào người đối diện.
• Không đoán biết được những nguy hiểm.
• Thích ngửi hay liếm đồ vật.
• Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe.
•    Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào, dù trước đó đã biết nói.

Từ 4 đến 5 tuổi

• Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng nhại lời (lặp lại theo kiểu học vẹt những gì người khác nói).
• Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm.
• Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài.
• Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử.
• Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật.
• Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả vờ, chơi đóng vai.
• Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu).
• Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày.
• Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, dù có thể đã có một số cải thiện.
• Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế.
• Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện.
• Tự làm tổn thương mình.
• Tự kích động.

Ngoài những biểu hiện này, khi khám bệnh, trẻ tự kỷ có những bất thường cận lâm sàng: Gần 60% bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu giảm hoặc điện não đồ có sóng bất thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng có tới 70% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ. Sự phát triển nhận thức của trẻ hết sức bất thường, so sánh nhận thức xét trên mặt bằng chung thấp hơn trẻ cùng tuổi. Đồng thời sự tiến triển nhận thức cũng không phát triển theo logic thông thường, vì ngoài chậm phát triển, trẻ còn có biểu hiện rối loạn phát triển. Do đó việc giáo dục cho trẻ tự kỷ là điều khó khăn và phức tạp. 

                                                                                   Nguồn: Cục bảo vệ trẻ em, Bộ LĐTBXH

Phương pháp dạy

CHIÊU SINH NĂM 2018

TT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRẺ EM THÔNG BÁO CHIÊU SINH NĂM 2018

xem thêm

Tại sao chọn chúng tôi

  • Phương pháp giáo dục khoa học.
  • Đội ngũ giáo viên tận tâm chuyên môn.
  • Cơ sở vất chất đầy đủ.
  • Chương trình giáo dục hàng tháng dựa trên khả năng từng trẻ.
  • Địa điểm không gian yên tĩnh.
  • Có nhiều khóa học cho phụ huynh lựa chọn.

Góp ý cho chúng tôi