TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP MẦM XANH
NHỮNG DẤU HIỆU THƯỜNG THẤY Ở TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường biểu hiện qua hình dáng, thể chất:

  • Một số trẻ khi sinh ra có diện mạo không bình thường như khoảng cách 2 mắt rộng, khi khóc 2 mắt xếch lên, mũi tẹt, miệng hay há, lưỡi thè ra ngoài
  • 6 tháng tuổi vòng đầu vẫn nhỏ hơn 43cm, trán hẹp, thấp, chẩm đầu dẹp, đôi khi co giật
  • Sau khi sinh trẻ không khóc ngay hoặc khóc rất yếu, da tím tái và cơ thể mềm dẻo
  • Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống như bú, muốt, nuốt và nhai, hay bị sặc hoặc nghẹn
  • Trẻ 6 tháng tuổi vẫn lặng lẽ, không quấy khóc, ít cử động, tiếng khóc yếu hoặc hay gào thét

 

Nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ qua vận động của trẻ:

  • Khi ta bế trẻ lên người, trẻ duỗi đờ, quá mềm, hoặc quá cứng không có phản xạ co người lại
  • Có trẻ sau 7 tháng tuổi vẫn chưa xuất hiện những động tác nhai
  • Khi ta giúp trẻ đứng lên, hai chân trẻ luôn trong trạng thái bị bắt chéo nhau
  • Trẻ chậm biết đi
  • Vận động tay chân lóng ngóng, không khéo léo

Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua khả năng nhận thức:

  • Trẻ quá thụ động nằm suốt ngày
  • Trẻ 5 tháng tuổi mà hoàn toàn chưa có những phản ứng muốn nhận biết thế giới xung quanh. Dường như trẻ rất thờ ơ không muốn tìm tòi khám phá
  • Trẻ không chú ý đến người và vật thể xung quanh, phản ứng chậm
  • Khi đi học trẻ thường học, nhớ mặt chữ chậm và đếm số rất khó khăn

Biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp:

  • Trẻ 3 tháng tuổi mà vẫn không biết mỉm cười khi được mẹ đùa, nói chuyện
  • Trẻ 4 tháng tuổi mà vẫn có phản ứng với tiếng kêu của các đồ chơi phát ra âm thanh: chuông, lục lạc, kèn…
  • Trẻ học nói muộn hơn, nói câu đơn giản hoặc vốn từ nghèo nàn
  • Ngôn ngữ nói của trẻ rời rạc, diễn đạt mong muốn của mình không rõ ý
  • Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ kém hơn những trẻ khác cùng độ tuổi

Biểu hiện qua việc trẻ vui chơi:

  • Trẻ 6 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết nhìn chăm chú 2 bàn tay của mình, không biế dõi mắt theo vật hoặc người khác
  • Sau 6 tháng và 12 tháng tuổi vẫn hay nghịch tay của mình hoặc thường xuyên đưa đồ vật, đồ chơi vào miệng
  • Lớn hơn chút trẻ thường không biết chơi mà chỉ thường ném, đập phá đồ chơi
  • Trẻ ít chơi với trẻ khác và thường thiếu tính hợp tác trong khi chơi

 

Phương pháp dạy

CHIÊU SINH NĂM 2018

TT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRẺ EM THÔNG BÁO CHIÊU SINH NĂM 2018

xem thêm

Tại sao chọn chúng tôi

  • Phương pháp giáo dục khoa học.
  • Đội ngũ giáo viên tận tâm chuyên môn.
  • Cơ sở vất chất đầy đủ.
  • Chương trình giáo dục hàng tháng dựa trên khả năng từng trẻ.
  • Địa điểm không gian yên tĩnh.
  • Có nhiều khóa học cho phụ huynh lựa chọn.

Góp ý cho chúng tôi